Đại dịch Covid-19 xuất hiện kéo theo những ảnh hưởng nặng nề ở mọi khía cạnh đời sống, trong đó nổi lên vấn đề sức khỏe tâm thần của cộng đồng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tham gia có biểu hiện của stress, rối loạn lo âu và rối loạn trầm cảm ở mức vừa hoặc nghiêm trọng do ảnh hưởng của Covid-19 [1, 2]. Thông qua các nghiên cứu, các tác giả cũng nhấn mạnh sự cần thiết của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, đặc biệt đối với nhóm dân số dễ bị tổn thương và tăng cường các nguồn vốn xã hội để giảm tác động tâm lý bất lợi của các đợt bùng phát dịch. Có thể thấy rằng việc chăm sóc sức khỏe tâm thần không chỉ được nhấn mạnh trong thời gian đại dịch mà còn cần được đưa vào chiến lược quản lý khủng hoảng sức khỏe tâm thần trong tương lai.
Hiểu được điều đó, Trung tâm Nghiên cứu liên ngành các khoa học Xã hội tổ chức chuỗi Webinar “Hỗ trợ tâm lý - xã hội cho cộng đồng” với mong muốn đưa kiến thức chuyên môn vào thực tiễn đời sống, góp phần phòng ngừa, hỗ trợ và nâng cao sức khỏe tâm thần cho cộng đồng. Chủ đề “Thấu hiểu để trưởng thành” được lựa chọn làm Webinar đầu tiên trong chuỗi Webinar này nhằm giúp các em học sinh, sinh viên định hình giá trị và quản lý cảm xúc của bản thân trên con đường trưởng thành của mình.
Thông tin chi tiết về webinar
1. Diễn giả:
- TS. Trần Hà Thu: Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Cô đã có kinh nghiệm 10 năm giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học. Hướng nghiên cứu chính của cô là tâm lý trẻ em và thanh thiếu niên, hành vi làm cha mẹ.
- TS. Trương Quang Lâm: Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Hướng nghiên cứu chính của thầy là định hướng giá trị cho trẻ em trong gia đình, làm cha mẹ tích cực, và tâm lý học sinh trong môi trường học đường.
2. Thời gian: 9:00 - 10:30, Chủ nhật ngày 14/11/2021.
3. Hình thức: Trực tuyến qua Zoom và Livestream trên Fanpage Trung tâm Nghiên cứu liên ngành các Khoa học Xã hội
4. Đối tượng tham gia: Học sinh, sinh viên và những người quan tâm đến chủ đề thấu hiểu bản thân.
5. Phí tham dự: Miễn phí.
Qua webinar này, các diễn giả sẽ chia sẻ kiến thức chuyên môn về tâm lý học giúp học sinh, sinh viên hiểu rõ hơn về bản thân, định hình giá trị và học cách quản lý cảm xúc - những kỹ năng quan trọng trên hành trình trưởng thành.
-------------------------------------
Tài liệu tham khảo:
[1] Lakhan, R., Agrawal, A., & Sharma, M. (2020). Prevalence of Depression, Anxiety, and Stress during COVID-19 Pandemic. Journal of Neurosciences in Rural Practice, 11, 519 - 525.
[2] Wang, C., Pan, R., Wan, X., Tan, Y., Xu, L., Ho, C. S., & Ho, R. C. (2020). Immediate Psychological Responses and Associated Factors during the Initial Stage of the 2019 Coronavirus Disease (COVID-19) Epidemic among the General Population in China. International Journal of Environmental Research and Public Health, 17(5), 1729. MDPI AG. Retrieved from http://dx.doi.org/10.3390/ijerph17051729
Vào ngày 15/06/2023, talkshow "Đồng hành cùng con tuổi dậy thì" với sự góp mặt của PGS.TS Bùi Thị Hồng Thái (Phó Giám đốc CIRSS) đã được tổ chức thành công rực rỡ tại Hội trường tầng 5 - V3 tòa Phúc lợi, Samsung Display Việt Nam, Bắc Ninh.
Một chương trình về tâm lý không thể bỏ qua để giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về con!
Giám sát thực hành từ lâu đã được coi là một phương tiện chính để các học viên và các nhà thực hành tâm lý trẻ học cách trở thành nhà trị liệu tâm lý chuyên nghiệp và cũng là cách để các nhà tâm lý trị liệu chuyên nghiệp có thể tiếp tục phát triển và hoàn thiện năng lực của mình trong suốt quá trình hành nghề.
"Tại sao họ lại làm vậy? Có vẻ như họ đang rất ổn mà. Tôi thấy bình thường họ vẫn vui cười…". Đó là những câu phổ biến mà mọi người thường nói khi họ nghe tin một người nào đó đã từng thử hoặc qua đời vì tự tử. Sự thật là, chúng ta không biết lý do thực sự đằng sau nó!
Không chỉ nghiên cứu, giảng dạy, các trường Đại học đào tạo khối ngành tâm lý học, xã hội học cần ứng dụng nghiên cứu vào thực tiễn, đổi mới đào tạo, góp phần nâng cao năng lực thực hành cho sinh viên và đóng góp cho việc xây dựng chính sách.