Trung tâm Nghiên cứu Liên ngành các Khoa học Xã hội - CIRSS!

Phòng 701, nhà M, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

10 lý do giải thích tại sao có những người cố gắng tự tử ngay cả khi họ có vẻ… ‘ổn’

Đối với những người có ý định hoặc hành vi cố gắng tự tử, họ thường có một khoảng thời gian cảm thấy tốt hơn giữa cuộc khủng hoảng ban đầu và hành động tự tử. Thoạt nhìn, nó có thể không có ý nghĩa gì. Nhưng tại sao một người đang cảm thấy tốt hơn lại cố gắng tự tử? Đây lại là một hiện tượng rất thực tế với những người đang phải vật lộn với chứng trầm cảm hoặc các rối loạn sức khỏe tâm thần khác.

Một quan niệm sai lầm phổ biến rằng tự tử chỉ được thúc đẩy bởi những cảm xúc tiêu cực. Trên thực tế, nhiều người có ý định tự tử làm như vậy khi họ dường như cảm thấy nhẹ nhõm hơn từ cơn đau. Vậy điều gì khiến họ cố gắng tự tử ngay cả khi họ cảm thấy ổn hơn? Hãy cùng CIRSS tìm hiểu 10 lý do ở bài viết dưới đây nhé.

Họ có thể không thực sự cảm thấy tốt hơn 

Nhìn bên ngoài, chỉ vì trông ai đó có vẻ ổn không có nghĩa là họ thực sự cảm thấy ổn ở bên trong. Thông thường, những người đang có ý định tự tử sẽ tỏ ra sự dũng cảm hoặc vui vẻ trên gương mặt để che giấu cảm xúc thật của mình với thế giới. Mặc dù họ có thể đã tìm ra cách để che giấu nỗi đau, nhưng bên trong họ vẫn có thể cảm thấy những nỗi đau như đang giằng xé.

Đối với một số người, ý nghĩ phải sống chung với nỗi đau đó đến hết đời là quá sức chịu đựng và họ coi tự tử là lối thoát duy nhất. Vì vậy, ngay cả khi ai đó có vẻ như đang làm rất ổn, bạn hãy hỏi thăm họ và đảm bảo rằng họ thực sự ổn.

Họ có thể tin rằng vấn đề của họ là không thể vượt qua 

Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ, 4,9% người từ 18 tuổi trở lên có ý định tự tử vào năm 2020. Tỷ lệ này tăng lên nếu ai đó thuộc hai chủng tộc trở lên. Những người có ý định tự tử thường cảm thấy vô vọng và bất lực do tin rằng không có điều gì sẽ trở nên tốt hơn.

Cố gắng tự tử có thể là hành động kêu cứu 

Câu trả lời có thể nằm ở suicide gesture, được hiểu là những hành động có liên quan đến tự tử chẳng hạn như những hành vi tự làm đau bản thân, tự gây thương tích, v.v nhằm thu hút sự chú ý của người khác nhưng không nhất thiết sẽ gây ra cái ch.ết. Đó chính là một cách kêu cứu những người xung quanh.

Đôi khi, những người thực hiện hành động tự tử này thực sự hy vọng họ sẽ được người khác ngăn lại. Họ có thể chưa sẵn sàng để ch.ết, nhưng họ cảm thấy không thể tiếp tục sống và không biết phải làm gì khác để tìm kiếm sự giải thoát. 

Nếu bạn đang trải qua tình trạng như vậy, điều quan trọng là bạn cần liên hệ với nhà trị liệu tâm lý để được trợ giúp mà không cần dùng đến các hình thức gây đau đớn cho bản thân.

 

Họ có thể sợ những gì có thể xảy ra nếu họ không thử tự tử 

Họ có thể sợ những gì người khác sẽ nghĩ hoặc nói nếu họ không vượt qua nó, hoặc họ có thể sợ rằng họ sẽ không bao giờ có can đảm để thử lại. Đôi khi, họ coi việc cố gắng tự tử là một cách để cho người khác thấy họ nghiêm túc như thế nào về cái ch.ết.

 

Họ có thể có những chấn thương tâm lý chưa được giải quyết hoặc những kết cục còn dang dở trong cuộc sống 

Ngay cả khi họ không còn đau đớn nữa, họ vẫn có thể cảm thấy bản thân không có mục đích hay phương hướng trong cuộc sống. Trong một cuộc khảo sát ở Hoa Kỳ được thực hiện vào năm 2021, người ta đã chỉ ra rằng trình độ học vấn thấp hơn và cuộc khủng hoảng tài chính gần đây là những yếu tố rủi ro dẫn đến ý định tự tử. Đối với một số người, tự tử có vẻ như là cách duy nhất để thoát khỏi tình trạng hiện tại của họ.

 

Họ có thể mắc rối loạn tâm thần chưa được chẩn đoán

Rối loạn tâm thần có thể gây ra tâm trạng thất thường và làm ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi, dẫn đến những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày của cá nhân. Chỉ vì ai đó có vẻ đang ổn không có nghĩa là họ đang không vật lộn với các vấn đề sức khỏe tâm thần. Đặc biệt, chẩn đoán trầm cảm đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ dẫn đến những hành vi cố gắng tự tử ở cả nam và nữ.

 

Họ có thể cảm thấy rằng những người khác sẽ tốt hơn nếu không có họ 

Mặc dù mọi thứ có vẻ tốt hơn trong một khoảng thời gian, nhưng họ cảm thấy không còn ích gì để cố gắng nữa vì cho rằng sẽ không có gì thay đổi. Họ có thể tin rằng mọi người sẽ tốt hơn nếu không có họ và cái ch.ết là cách duy nhất để chấm dứt nỗi đau và sự đau khổ của họ.

 

Họ có thể không có hệ thống hỗ trợ để giúp họ vượt qua thời điểm khó khăn 

Khi ai đó có ý định tự tử, họ thường cảm thấy như chỉ có một mình trên thế giới và không ai quan tâm đến họ. Điều này có thể đặc biệt đúng đối với những người từng có hành vi cố gắng tự tử. 

 

Họ có thể đã cố kìm nén hành vi tự tử vì người khác 

Họ có thể cố gắng tự tử sau nhiều năm kìm nén vì lợi ích của người khác.

 

Họ đã quyết định rằng họ sẽ tự tử 

Ai đó có thể đã quyết định tự tử nhưng muốn đảm bảo rằng họ sắp xếp mọi thứ theo thứ tự trước khi thực hiện. Họ trông có vẻ ổn vì họ cho rằng khi họ tự tử sự thoải mái sẽ đến để chấm dứt nỗi đau buồn của bản thân.

 

🌿LỜI KẾT

Nếu bạn hoặc ai đó mà bạn biết dường như cảm thấy ổn hơn sau một thời gian căng thẳng, điều này không có nghĩa là họ không còn nguy cơ tự tử nữa. Trên thực tế, đây thực sự có thể là một dấu hiệu cảnh báo. Nếu bạn hoặc ai đó mà bạn biết đang có ý định tự tử, hãy tìm đến những chuyên gia về sức khỏe tâm thần hoặc nhà tâm lý lâm sàng để được giúp đỡ.

 

👉Hãy liên hệ ngay với hotline 038.384.6505 (Ms. Lan) để được CIRSS hỗ trợ miễn phí nếu bạn hoặc người thân mà bạn biết đang có những dấu hiệu trong bài viết trên. 

 

Nguồn tham khảo: VeryWell Mind

Dịch giả: Ngọc Lan

-------------------------------------

* Center for Interdisciplinary Research in Social Sciences *

Trung tâm Nghiên cứu Liên ngành các Khoa học Xã hội (CIRSS), trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

📧 Email: [email protected]

📍 Địa chỉ: Phòng 701 nhà M - ngõ 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội

📞Hotline: 038.384.6505 (Ms. Lan)

➡️Fanpage: https://www.facebook.com/cirss.vietnam

💬 Bạn hỏi - CIRSS trả lời: https://forms.gle/kwYhVwcov3VhFKnz5

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Bài viết khác

Chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng muốn làm tốt phải có mục tiêu rõ ràng

Không chỉ nghiên cứu, giảng dạy, các trường Đại học đào tạo khối ngành tâm lý học, xã hội học cần ứng dụng nghiên cứu vào thực tiễn, đổi mới đào tạo, góp phần nâng cao năng lực thực hành cho sinh viên và đóng góp cho việc xây dựng chính sách.

Thư mời tham gia khảo sát về nghiện làm việc và các vấn đề sức khỏe liên quan

Thư mời tham gia nghiên cứu "Vai trò của các yếu tố vĩ mô, trung mô và vi mô trong hiện tượng nghiện làm việc và các vấn đề sức khỏe liên quan"

Tập huấn, tư vấn tâm lý cho cán bộ nhân viên ngân hàng VietinBank thành phố Đà Nẵng

Trung tâm Nghiên cứu liên ngành các KHXH đã tổ chức thành công buổi tập huấn, tư vấn tâm lý cho các nhân viên ngân hàng VietinBank

PGS.TS Bùi Thị Hồng Thái

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tâm lý học

Chat ngay